[Kiến Thức] Orienteering (Chạy Địa Hình Điều Hướng) Là Gì?

Công Đinh
Đăng ngày 16/07/2020
2,576 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Orienteering còn được gọi là chạy địa hình điều hướng. Môn thể thao mạo hiểm này khá nổi tiếng trong giới chạy trail, dân chạy địa hình không những biết đến nó mà một số mem trong số họ cũng đã từng tham gia. Đúng vậy, orienteering ngày nay thu hút không ít người tham gia.

Vậy thì hãy để chúng tôi test thử chỉ số định hướng của bạn nào!

  • Nghe nói orienteering là môn thể thao tìm kho báu?
  • Nghe nói orienteering phải vượt địa hình?
  • Nghe nói dân mù đường cũng có thể chơi orienteering?


Orienteering có phải là phiên bản khác của trò chơi“đi tìm kho báu” không?

“Tôi muốn trở thành vua hải tặc!”, ấn tượng của trò chơi lần theo bản đồ đi tìm kho báu đã ăn sâu vào trong tâm trí chúng ta, do đó orienteering được gói gọn trong phiên bản truy tìm kho báu khi giới thiệu đến người chơi.

Trên thực tế, người phát minh Orienteering là một tên cướp biển khét tiếng người Viking. Quay ngược thời gian trở về thế kỷ thứ 19, thời kì mà tất cả các môn thể thao tân hưng phát triển nhất, tộc người Scandinavia đã đem sự nhiệt tình của họ về những kiến thức trong thám hiểm và các địa hình họ đã đi qua phát triển thành môn thể thao mạo hiểm orienteering này.

Ban tổ chức đánh dấu các địa hình đặc trưng trên bản đồ (được gọi là control), bắt buộc người chơi phải dựa vào các đường viền trên bản đồ cùng với sự phân tích mật độ thảm thực vật, kết hợp với la bàn để xác định phương hướng tìm ra vị trí của các trạm, và người tìm ra tất cả các trạm nhanh nhất sẽ là người chiến thắng trong cuộc chơi.

Đối với người mới, đa phần sẽ không rành xem bản đồ lắm, mà họ sẽ nhờ vận may để lần đến đích. Tuy nhiên, đối với những chuyên gia orienteering mà nói thì vị trí của mỗi trạm đều hiển thị cực kì rõ ràng trên bản đồ, bản đồ không những có độ chính xác cao, mà vị trí của mỗi điểm cắm cờ cũng được chỉ định rõ ràng.

Lần sau nếu còn có người hỏi bạn mục đích của orienteering là gì thì bạn có thể cho họ câu trả lời chính xác đó là cuộc thi tổng hợp bao gồm năng lực đọc bản đồ, quy hoạch đường đi và tốc độ chạy.

Ảnh: Trạm kiểm tra được khoanh vùng nằm ở vị trí bên dưới cầu thang giữa hai tòa nhà, người chơi có thể xác định trực tiếp trạm đến này nhờ vào những biểu tượng trên bản đồ (IOF Control Descriptions 2018, p.29)


Nghe nói chạy orienteering là phải chạy địa hình?

Cũng như tên gọi của nó, đương nhiên là phải vừa điều hướng vừa vượt địa hình rồi! Trên thực tế, ở những quốc gia mà orienteering xuất hiện khá sớm, thì trò chơi luôn được thiết lập trên những vùng đồi núi, bản đồ với tỉ lệ 1:15,000 hoặc 1:10,000 (có nghĩa là 1cm trên bản đồ tương đương với khoảng cách 150 hoặc 100 m trên thực tế). Bạn hãy thử tưởng tượng xem, phạm vi của đường đua từ A đến B có thể bao gồm khá nhiều đường mòn trên núi, tuy nhiên người chơi phải phân biệt địa hình dựa vào việc đọc và phân tích bản đồ, vượt qua các thảm thực vật chằng chịt phủ trên quả đồi hoặc núi, tìm thấy những tảng đá lớn, các địa hình sườn núi, cols (điểm thấp nhất giữa hai ngọn núi), đèo yên ngựa, vách đá.

Ảnh: Giải đua O-Ringen 2019 tại Thụy Điển, đường đua của ngày thứ ba với cự ly 5 km


Mười mấy năm gần đây, sự tuyên truyền thể thao và chiến lược phát triển toàn cầu đã làm thay đổi quy chế của các giải đua Orienteering, địa hình của những giải đua ở cự ly ngắn (sprint) chủ yếu được đặt tại công viên hoặc trong khuôn viên trường học, với tỉ lệ bản đồ 1:4000 hoặc 1:5000 (có nghĩa là 1cm trên bản đồ tương đương với quãng đường 40 hoặc 50 m), chính vì vậy môn thể thao này càng dễ tiếp cận với mọi người hơn.Thường thì đa số người khi nghe đến các cuộc đua Orienteering phải vượt địa hình thì quyết định lùi lại ba bước, không dám tham gia. Hiện nay thì thể loại này vẫn chưa được đưa đến Việt Nam, tuy rằng những năm gần đây phong trào chạy địa hình (trail) ở đất nước chúng ta cũng thu hút rất nhiều người tham gia, nhưng đây cũng chỉ đơn thuần là môn chạy vượt địa hình thôi. Hi vọng trong một khoảng thời gian không xa, Orienteering sẽ xuất hiện tại đất nước tuyệt đẹp của chúng ta.

Ảnh: Sau lưng là một mảnh rừng không biên giới, với đường chạy ở cấp độ easy và địa hình dễ nhìn thấu , nhưng trên thực tế khi di chuyển trong khu rừng “Bạch Lâm” này, bạn nhất định phải nhờ vào sự chỉ dẫn của la bàn, bản đồ và sự biến đổi của thảm thực vực và cảm nhận linh hoạt về cự ly để phán đoán hướng đi chính xác.

Dân mù đường cũng có thể tham gia Orienteering?

Trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có kinh nghiệm trong việc sử dụng Google map để tìm điểm đến hoặc quán ăn đúng không nào? Chỉ việc nhập tên gọi của đích đến thì hệ thống định vị toàn cầu (GPS) sẽ tự động định vị điểm xuất phát và đích đến, ứng dụng sẽ tự động hiển thị cung đường ngắn nhất cho bạn, không những vậy chúng còn có thể nhắc nhở chúng ta quẹo trái, hay phải, v.v

Nói một cách đơn giản hơn, khi tiến hành chạy orienteering bạn buộc phải hóa thân thành phần mềm định hướng. Trước tiên, thiết lập bản đồ (Set map), xác định vị trí đứng của mình bởi với những cảnh vật xung quanh, rồi vận dụng bản đồ để tính toán ra cung đường tốt nhất, cài đặt quẹo phải ở ngã ba/tư thứ ba, sau đó quẹo trái ở ngã tư ba/tư tiếp theo,… Trong trường hợp không có sự ràng buộc của thời gian, toàn bộ quá trình nên thực hiện theo sách hướng dẫn thì ngay cả dân mù đường cũng có thể về đích.

Theo kinh nghiệm của một HLV Orienteering, thực ra việc học tập cách chơi môn thể theo này cực kì có ích cho những sinh hoạt trong cuộc sống, chẳng hạn như xem bản đồ, quy hoạch đường đi, thiết lập những trạm đến (check point) để hoàn thành quá trình định hướng.

Tuy nhiên, để tham gia những giải đua Orienteering là việc không dễ chút nào, chúng phức tạp hơn nhiều, không những chúng ta phải xem bản đồ mà còn phải quan sát cảnh vật xung quanh, phải tính toán quãng đường và vẽ bản đồ trong đầu, phán đoán phương hướng chính xác, đôi chân ngoài việc di chuyển ra thì còn phải phối hợp với đôi mắt và bộ não của chúng ta. Ngoài ra, khi chạy Orienteering, chúng ta còn phải xử lý những phát sinh đột ngột (gặp phải một chú chó lao ra khi đang chạy, những vđv qua mặt, hoặc tiếng còi inh ỏi của xe cộ nạt nộ bạn), chuyển sang tuyến đường khác khi phát hiện chạy sai lối, v.v. Tóm lại, khi chạy Orienteering cũng như một ngày làm việc bận rộn vậy, sau khi về đích, bộ não và đôi chân cũng đã mệt mỏi rã rời đến không còn chút sức lực.


Nguồn bài viết: Running Biji